Dấu thanh trong tiếng việt

Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ khó nói nhất thế giới, khi phát âm để nói giống như đang hát bởi tiếng Việt có dấu thanh các  dấu thanh này rất quan trọng, với 6 dấu thanh: Sắc, huyền, ngã, nặng, không dấu và dấu hỏi. Để học sinh hiểu rõ về thanh dấu  trong các bài giảng trên lớp giảng viên của học viện sẽ đưa vào các bài hát, câu chuyện và hoạt động, để các các em có thể cảm nhận được âm sắc, cao độ… của dấu.

Bài thơ về dấu thanh cũng được đưa vào trong các bài học: Dấu sắc cao vút – Dấu huyền ngang ngang… Các học viên cảm nhận được sự giàu có của tiếng Việt, trong mỗi mỗi từ, mỗi câu, mỗi tên gọi đều ẩn chứa một giai điệu. Dấu thanh chính là giai điệu, là một bài hát nhỏ.

Các học viên vừa đọc bài thơ vừa thể hiện bằng chuyển động của cơ thể mình. Sau đó, các bạn tìm thấy giai điệu đấy trong chính tên của mình, tên của bố mẹ, ông bà, đồ đạc xung quanh. Các con cảm nhận được âm sắc và cao độ trong từng chuyển động, chẳng hạn như cái kẹo thì đưa tay thấp xuống, giọng trầm xuống… Qua đó, các con cảm nhận được các dấu, hiểu được ý nghĩa của dấu thanh, hào hứng với các hoạt động liên quan đến chủ đề này.

Bài thơ về dấu thanh

(Sáng tác: Cô giáo Dương Thu)

Dấu sắc cao vút

Dấu huyền ngang ngang

Dấu ngã nghèn nghẹn

Dấu nặng trầm ngâm

Không dấu thấy mình lâng lâng

Dấu hỏi kéo thấp lên cao

Bâng khuâng thắc mắc có phải hỏi không?

Sưu tầm bài viết: Yến Hoa