Đừng nghĩ trẻ ngọng sẽ tự khỏi

Mỗi lần con cất tiếng nói ngộ nghĩnh “em hóc (khóc)”, “con êu mịa (con yêu mẹ)”… cả nhà chị Phương Anh thường cười rất vui vẻ rồi nói nhại theo bé. Năm nay con chị Phương Anh 6 tuổ vào tiểu học, con đến lớp hay bị cô giáo nhắc nhở trước lớp vì nói ngọng, mỗi lần đứng lên đọc bài trước lớp các bạn trêu vì ngọng.

Chị Lan (Đồng Nai) kể: Chị bị ngọng N L từ bé do địa phương chị sinh sống trưởng thành vào Đồng Nai công tác và lấy chồng sinh con và lây luôn ngọng cho 2 con của chị. Đến giờ, bé lớn học lớp 7, bé trai nhỏ đã vào lớp hai nhưng vẫn chưa hết ngọng. Chị Lan lo lắng thực sự vì nhiều khi 2 bé chán học, đòi nghỉ ở nhà vì đến lớp hay bị bạn bè chê cười. 2 bạn nhỏ nhà chị đều ít nói nói và không hợp tác với mẹ mỗi lần chị muốn chỉnh cách nói của con.

“Lúc cháu còn bé, nói ngọng, cứ nghĩ con lớn sẽ tự khỏi”. Đến khi con sắp đi học cứ cất tiếng nói bị bạn chê sẽ tự biết xấu hổ mà điều chỉnh, không ngờ việc này ảnh hưởng xấu đến cháu như vậy. Mình thực sự ân hận vì không cho con đi chữa sớm”.

“Con người ta nói năng lưu loát thì học lớp 1 phải học bảng chữ cái và đọc trơn đã vất vả rồi, con mình lại còn bị nói ngọng, hai mẹ con càng phải đánh vật với nhau. Điều mình lo nhất là mình chỉnh thì cháu lại đâm chán, rồi càng bướng, dễ nổi khùng”, chị Mai (Hà Nội) bộc bạch.

Nói ngọng là một rối loạn của đường phát âm, làm bệnh nhân không tạo được âm vị chuẩn của ngôn ngữ, chẳng hạn nói chữ t thành n (tai thành nai), nh thành ng (nhung biến thành ngung…). Đây là một nhóm nhỏ của rối loạn ngôn ngữ, lời nói, chủ yếu gặp ở trẻ con. Người lớn bị ngọng thường do tổn thương thần kinh trung ương, hay liên quan tới tai nghe… Có những trẻ chỉ ngọng khi nói hoặc đọc, nhưng cũng có bé mắc cả hai tật này.

Thông thường, tình trạng ngọng có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng việc sử dụng ngôn ngữ trị liệu cùng với sự kèm cặp của các chuyên gia chữa ngọng. Với tùy dạng ngọng của trẻ, các thầy cô của học viện sau khi có một buổi test ngọng khám giọng  có thể bố trí lịch dạy trong 10 buổi  cho học viên tập các bài trị liệu ngôn ngữ chuyên sâu khác nhau, việc dùng các bài tập này sẽ giúp trẻ thay đổi cách cấu âm, thay đổi cách sử dụng lưỡi, cấu hình chuyển động môi giúp học viên nói rõ ràng, chuẩn xác tất cả các âm, vần, từ mà học viên bị ngọng.

Người lớn không được chủ quan, coi nói là quá trình tự nhiên, để mặc trẻ, cần quan tâm đến sự hành thành ngôn ngữ của trẻ, theo dõi những bất thường để sớm cho con đi khám và can thiệp kịp thời, thời điểm vàng chữa ngọng cho các bạn nhỏ là lứa tuổi 4 tuổi – 6 tuổi càng lớn càng khó chữa.